Đại Việt Sport – Vật lí trị liệu là một trong những phươn pháp điều trị và
phục hồi chức năng cho trẻ bị bại não. Trẻ bị bại não nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ có cuộc sống như trẻ thông thường. Vậy
phục hồi chức năng tại nhà cho trẻ bị bại não là như thế nào?
Trẻ bị bại não nên điều trị như thế nào
- Bại não là một rối loạn vận động và tư thế, gây ra giới hạn các hoạt động. Rối loạn này xảy ra do sự khiếm khuyết hoặc tổn thương xảy ra ở não đang phát triển. Khoảng 2/1.000 trẻ còn sống sau sinh bị bại não. Bại não thường xảy ra nhiều ở bé trai hơn bé gái. Bại não do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, có một mối liên quan chặt chẽ giữa bại não và cân nặng lúc sinh thấp và sinh non. Ở trẻ sinh rất non (trước 32 tuần tuổi), nguy cơ bị bại não gồng cứng nửa người gấp 13 lần so với trẻ đủ tháng và nguy cơ bị bại não gồng cứng tứ chi gấp 84 lần. Biểu hiện của trẻ có nguy cơ bại não bao gồm sinh non, nhẹ cân, có dấu hiệu ngạt sau sinh hoặc chậm phát triển vận động, bất thường về trương lực cơ, khó khăn trong ăn uống, dễ kích thích… Để ngăn ngừa, cần tối ưu hóa sự tăng trưởng của thai nhi, ngăn ngừa sinh non và giảm nguy cơ thương tổn não sơ sinh.
Tham khảo: THIẾT BỊ TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 3 IN 1 dành cho lứa tuổi nào - 50% trẻ bại não sẽ bị động kinh. Do sử dụng thuốc chống động kinh lâu dài trong điều trị nên nguy cơ trẻ bị loãng xương, dễ té ngã và gãy xương có thể xảy ra. Vì vậy, phải kiểm tra đều thuốc chống động kinh. - Trẻ bại não dễ bị nha chu, mòn răng, sâu răng, mất răng sớm nên phải khám định kỳ sáu tháng và theo dõi răng miệng thường xuyên. Ngoài ra, trẻ bại não nặng thường có bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, viêm và chảy máu thực quản. Biểu hiện của bệnh gồm mất máu; nôn, xuất huyết tiêu hóa; đau, dễ kích động; biếng ăn… Để xử trí những trường hợp trên, trẻ cần được đặt trong tư thế thích hợp khi ăn và được sử dụng thuốc chống trào ngược, kể cả phẫu thuật chống trào ngược. - Trẻ bại não cũng có nguy cơ tiến triển co rút cơ xương khớp, do đó cần can thiệp bằng phương pháp vật lý trị liệu như kéo giãn cơ, nẹp bột hàng loạt… để có thể làm chậm sự co rút. Suy kém tâm lý cũng thường xảy ra ở trẻ bị bại não, làm giảm khả năng nhận thức và tự chăm sóc. Trẻ luôn trầm cảm, bất toại, lo âu, tức giận… nên cần được chuyên viên tâm lý hoặc tâm thần giúp đỡ.
Tham khảo : GHẾ TẬP ĂN CHO TRẺ BẠI NÃO _ ĐV 01 có tốt cho bé - Trẻ bại não thường khó kiểm soát nước bọt, do vậy cần được can thiệp bằng các phương pháp như mát xa vùng mặt, vùng miệng; cho sử dụng dụng cụ chức năng cơ, dụng cụ huấn luyện khẩu cái... Khi các phương pháp điều trị khả năng kiểm soát nước bọt nói trên không hiệu quả thì trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, sau phẫu thuật trẻ cần được theo dõi cẩn thận răng miệng để tránh nguy cơ gia tăng sâu răng - Liên quan đến trí tuệ thì xấp xỉ 40%-50% trẻ bại não có giới hạn về mức độ chức năng trí tuệ trung bình hoặc thấp hơn. Trẻ trong trường hợp này có thể được trợ giúp chuẩn qua chương trình giáo dục, dạy nghề và hoạt động…
Đại Việt Sport không chỉ là nơi chia sẻ những kiến thức
phuc hoi chuc nang tại nhà mà còn cung cấp các
dụng cụ phục hồi chức năng ,máy phục hồi chức năng, máy kéo dãn cột sống...
Bài viết liên quan: Nguyên tắc phục hồi chức năng