Ngoài việc có tác dụng tốt cho tim mạch, đi xe đạp đặc biệt tốt với người bị huyết áp cao. Bạn chỉ cần dành thời gian vừa phải đi xe đạp hàng ngày có thể ngăn chặn tình trạng huyết áp cao, tránh đột quỵ Đi
xe đạp thể dục mang lại sự tiện lợi và những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe cho những người phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, học sinh hay sinh viên,... Với
xe đạp, bạn có thể đạp xe bất cứ đâu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Rất nhiều người đã phải từ bỏ môn thể thao yêu thích của mình bởi độ khó của nó, hay không có đủ thời gian để tập luyện sau những giờ làm việc căng thẳng. Việc luyện tập bằng xe đạp cũng khá đơn giản, không đòi hỏi bất kỳ kỹ thuật nào quá khó và nhất là bạn cũng khó có thể quên ngay cả khi bỏ một thời gian dài. Tất cả những gì bạn cần là một chiếc
xe đạp, một chút quyết tâm và bạn nhận lại được những lợi ích từ việc đạp xe là vô cùng lớn.
1. Giảm nguy cơ ung thư
Luyện tập thể chất thường xuyên bằng việc kết thân với xe đạp đã được chứng minh làm giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng, ung thư “núi đôi”, tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy. Bên cạnh đó đi xe đạp còn rất tốt cho phổi và giúp chống lại ung thư nội mạc tử cung.
2. Giúp cho cơ bắp săn chắc Cũng như bao môn thể thao khác, đi xe đạp góp phần làm săn chắc các cơ bắp. Nếu như một tuần bạn không hoạt động sẽ làm giảm 50% sức mạnh của hệ thống cơ bắp và có thể làm cơ bắp yếu ớt lâu dài. Thậm chí, không vận động còn là nguyên nhân gây lão hóa cơ bắp, khiến các cơ bị co lại. Do đó, trong thời gian đi xe đạp, hầu hết các cơ bắp của cơ thể sẽ được kích hoạt như phần bụng, vai, cánh tay, bắp chân... đồng thời làm săn chắc các cớ bắp ở thắt lưng và bụng. Điều này khiến hệ thống cơ bắp được tăng cường mạnh mẽ hơn và hoạt động hiệu quả hơn.
3. Tăng sức mạnh hệ xương Những bộ phận của cơ thể được hỗ trợ với nhau bằng cơ bắp, gân và dây chằng. Việc đi xe đạp thường xuyên giúp tăng cường tích cực đến mật độ xương, giúp bảo vệ, tăng sức mạnh của hệ xương. Không những thế, tư thế khi đi xe đạp sẽ kích thích cơ bắp ở lưng dưới. Nhờ thế, cột sống cũng sẽ được tăng cường và có thể kích thích các cơ bắp nhỏ của các đốt sống. Điều này giúp giảm nguy cơ đau lưng và các vấn đề khác cho bạn.
4. Giúp giảm cân Đi xe đạp có thể giúp đốt cháy các chất béo dự trữ và làm thay đổi sự cân bằng cholesterol trong cơ thể. Từ đó làm giảm trọng lượng cơ thể và giảm cholesterol để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Anh, đạp xe giúp đốt cháy khoảng 300 calo mỗi giờ. Nếu bạn đi xe đều đặn mỗi ngày 30 phút, bạn sẽ giảm 11 kg trong vòng một năm. Không những thế, nó còn giúp bạn tăng tỷ lệ trao đổi chất sau mỗi lần hoàn thành chuyến đi.
5. Tốt cho tim và huyết áp Theo Hiệp hội Y khoa Anh, đi xe đạp 20 km/tuần có thể làm giảm nguy cơ của bệnh tim mạch 50%. Một nghiên cứu khác với 10.000 cán bộ công chức cho thấy, nhóm đi xe đạp khoảng 20 dặm trong một tuần sẽ giảm một nửa nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch hơn nhóm người còn lại. Ngoài việc có tác dụng tốt cho tim, đi xe đạp đặc biệt tốt với người bị huyết áp cao. Bạn chỉ cần dành thời gian vừa phải đi xe đạp hàng ngày có thể ngăn chặn tình trạng huyết áp cao, tránh đột quỵ. Giảm huyết áp cũng giúp giảm nhịp tim thấp hơn nếu bạn đi xe đạp thường xuyên.
6. Tăng chất lượng cuộc sông Bất kỳ loại hình thể dục thường xuyên nào cũng giúp bạn giảm căng thẳng và trầm cảm. Đi xe đạp ngoài trời cũng là một cách tốt để “làm bạn” với thiên nhiên và tận hưởng bầu không khí trong lành, xua tan mọi buồn phiền và căng thẳng thường ngày của bạn. Nhờ thế mà chất lượng cuộc sống về thể chất và tinh thần của bạn cũng được cải thiện.
Lưu ý khi đi xe đạp:
- Kiểm tra lốp xe đã được bơm căng đúng mức hay chưa? - Độ cao yêu xe có phù hợp chưa, có cao hay có thấp quá không? - Kiểm tra phanh xe xem có an toàn không? - Nếu bạn luyện tập xe đạp trong khu dân cư, không có chỗ sửa xe, bạn hãy “thủ” sẳn một bồ đồ nghề sửa xe và một chiếc bơm xe nhỏ. Gợi ý riêng cho đấng mày râu: Theo như nghiên cứu, nếu nam giới đi xe đạp trong một quãng thời gian quá dài sẽ ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng. Do vậy, để giúp giảm thiểu tác động của việc đạp xe tới cơ quan sinh sản nam giới các đấng mày râu nên lưu ý những điều sau:
- Chọn yên xe: Yên xe nên bằng phẳng, mặt phẳng đủ để tiếp xúc toàn bộ phần xương chậu. Chất liệu yên phải mềm, bạn có thể lựa chọn những loại yên với chất liệu silicon rất êm ái khi sử dụng. Hãy để chiều cao yên phù hợp, không nên để quá cao, nên để đầu gối hơi cong khi hết vòng pedan để giảm áp lực từ vùng trên. Tuy đây không phải cách hay để tập đạp xe nhưng là cần thiết cho “cậu nhỏ” của bạn.
- Chọn khung xe phù hợp: Kích thước khung rất quan trọng với mỗi người đi xe. Đừng bao giờ chọn xe quá khổ so với chiều cao của bạn. Vì khi gặp sự có phanh gấp, bạn không chống chân được. Theo lực quán tính, bạn sẽ bị lao về phía trước và va đập bất ngờ với thanh gióng xe sẽ gây tổn hại lớn.
- Đạp xe từng quãng ngắn: Không nên ngồi trên xe quá 1 giờ. Nên xuống giải lao sau mỗi 30 phút đạp xe. Ngoài ra, khi đạp xe, bạn cũng nên nhổm lên để đạp 2-5 phút/lần trong quá trình chạy Nguồn
internet