Sái khớp cổ chân có nên massage xoa bóp?

Ngày đăng 29/12/2021 14:41

Sái khớp hay chật khớp cổ chân là tình trạng các đầu xương hoặc đầu khớp bị lệch đi đợt ngột dẫn đến việc thoát khỏi vị trí ổ khớp. Đây là một trong những tổn thương lâm sàng phổ biến có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trật khớp cổ chân có thể dẫn tới đau nhức dữ dội, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới viêm khớp, tổn thương dây chằng,....

sai-khop-co-chan-co-nen-massage-xoa-bop

Sái khớp cổ chân có nên massage xoa bóp?

Vì cổ chân là nơi tập trung nhiều tĩnh mạch lớn nên những chấn thương ở vùng này có thể dễ dàng dẫn tới tình trạng sưng phù, chảy máu. Cơn đau có thể không kéo dài quá lâu, nhưng tình trạng sưng phù có thể khiến nhiều người bệnh lo lắng. Triệu chứng này không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây cản trở trong quá trình đi lại hàng ngày. Bệnh để lâu có thể dẫn đến tổn thương khớp nghiêm trọng, thậm chí là hỏng khớp.

sai-khop-co-chan-co-nen-massage-xoa-bop-1

Khi bị trật khớp cổ chân, điều đầu tiên ta cần làm đó chính là hạn chế vận động cổ chân tối đa, để phần cổ chân được nghỉ ngơi đồng thời tiến hàng gắn nẹp để cố định ổ khớp. Người bệnh tuyệt đối không nên tự nắn chỉnh khớp cổ chân nếu không có kiến thức chuyên môn. Việc nắn sai khớp cổ chân có thể khiến bệnh nặng hơn, khiến cơn đau thêm nghiêm trọng.

Chưa nên thực hiện massage trong giai đoạn này. Thay vì massage hoặc sử dụng máy massage, ta có thể dùng tay để cố định không cho cổ chân bị di chuyển nhiều, đồng thời phối hợp với những phương pháp giảm đau nhức tại nhà.

sai-khop-co-chan-co-nen-massage-xoa-bop-2

Ta cũng có thể tiến hành chườm lạnh ở cổ chân có tác dụng giảm đau và giảm viêm rất tốt. Người bệnh có thể cho đá vào túi chườm lạnh, hoặc cuốn vào trong một lớp khăn để tránh bị bỏng lạnh. Không nên thực hiện chườm nóng, tránh khiến tình trạng sưng phù thêm nghiêm trọng.

Sau khi được băng bó đúng cách, người bệnh nên nằm kê chân cao hơn so với người khoảng 10 – 20 cm. Tư thế này sẽ giúp kích thích máu lưu thông. Tuy nhiên nếu kê quá cao sẽ khiến giảm lượng máu đến chân, vì vậy người bệnh cần chú ý kê chân dúng cách.

sai-khop-co-chan-co-nen-massage-xoa-bop-3

Trật khớp và một chấn thương nặng, đôi khi có thể bị nhầm với gãy xương, nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng không mong muốn về sau, vì vậy việc điều trị bệnh đúng cách là rất quan trọng. Sau khi được tháo bỏ dụng cụ băng bó nẳn chỉnh, người bệnh có thể thực hiện vật lí trị liệu bằng những bài tập nhẹ nhàng để dần quen lại với cử động ban đầu. 

Tại giai đoạn này, người bệnh cũng có thể thực hiện liệu pháp massage nằm kích thích máu lưu thông tốt hơn đến chân, kích thích các bao hoạt dịch hoạt động, từ đó giúp ổ xương thêm linh hoạt. Các động tác massage đơn giản như xoa bóp, miết, ấn lên các vùng xung quanh vị trí bị chấn thương cũng có thể đem lại tác dụng như khi thực hiện vật lí trị liệu.

sai-khop-co-chan-co-nen-massage-xoa-bop-4

Để ngăn ngừa tình trạng gặp các chấn thương như trật khớp cổ chân, ta cần thực hiện khởi động kĩ trước khi bắt đầu vận động. Việc khởi động thường bị mọi người xem nhẹ, nhưng nếu bỏ qua bước này, cơ thể chưa quen với những hoạt động nặng có thể dễ dàng dẫn đến chấn thương.