Đầy hơi là triệu chứng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Khi bị đầy hơi, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng bụng, căng tức, đau âm ỉ, đau nhói, bụng sôi, xì hơi, ợ nóng, có cảm giác nóng rát vùng họng, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi và không muốn ăn, không thèm ăn.
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đầy hơi trướng bụng
- Ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều thực phẩm có chứa dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, ăn ít thực phẩm có chứa chất xơ như rau xanh và trái cây.
- Thói quen ăn uống không đúng cách: ăn nhanh, ăn quá no, ăn không đúng giờ, bỏ bữa, vừa ăn vừa nói.
- Lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ.
- Tâm lý căng thẳng, áp lực công việc, thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ không ngon.
- Mắc các bệnh lý liên quan đến đại tràng và dạ dày: viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày…
Khi bị đầy hơi, người bệnh nên thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày của mình, ăn khoa học, không ăn nhiều đồ ăn nhanh mà nên ăn nhiều thức ăn có chất xơ, vitamin, di chuyển nhẹ nhàng sau bữa ăn chứ không nên nằm ngay sau khi ăn, không sử dụng các chất kích thích…
Ngoài ra, khi bị đầy hơi, người bệnh cũng có thể thực hiện massage bấm huyệt để giảm nhanh các triệu chứng. Phương pháp này an toàn, có hiệu quả, người bệnh có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân thực hiện:
Khi bị đầy hơi, bạn nên massage vùng bụng. Đây chính là nơi có chứa hệ tiêu hóa, massage bụng sẽ tác động đến hệ này, giảm đầy hơi.
- Làm nóng bàn tay bằng dầu nóng hoặc cái loại tinh dầu, xoa hai lòng bàn tay vào nhau
¬- Dùng ngón tay cái ấn với lực nhẹ, vừa phải vào bụng nhiều lần theo đường thẳng từ giữa ngực đi qua rốn.
- Đặt lòng bàn tay úp lên rốn, xoa nhẹ nhàng theo chuyển động tròn vòng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, sau đó tiến hàng xoa vòng rộng ra khắp vùng bụng trong khoảng 5 phút.
- Để hai bàn tay lên bụng, xoa đồng thời vào bụng trong 2 phút theo chuyển động lên xuống.
- Lấy lòng bàn tay của một tay vuốt bụng sau khi xoa theo chiều từ trên xuống theo chuyển động chậm rãi, kết thúc massage.
Đồng thời, có thể bấm thêm một số huyệt sau:
- Huyệt Thái Xung: từ điểm khe lõm giữa ngón chân trỏ và ngón chân cái, đo lên trên phía mu bàn chân khoảng 1,5cm sẽ sờ thấy điểm được tạo nên bởi 2 đầu xương của hai ngón chân lõm xuống.
Bạn sử dụng ngón tay cái ấn nhẹ xác định vị trí huyệt, day ấn theo chiều kim đồng hồ trong vòng trong 2 phút với một lực tác động vừa phải.
- Huyệt Tam Âm Giao: nằm ở vùng mặt sau cổ chân, từ mắt cá chân trong đo lên khoảng 3 thốn. Sau khi tìm được huyệt, bạn dùng ngón cái day ấn trong 2 phút, nghỉ 3 – 5 giây, lại tiếp tục day ấn, thường ấn 5 – 10 phút.
- Huyệt Túc Tam Lý: Đặt bàn tay vào giữa đầu gối của một bên chân, hướng lòng bàn tay vào trong, ngón tay giữa sẽ chạm vào xương ống chân, từ vị trí đó đo ra 1,8 cm. Dùng ngón tay cố định vị trí huyệt, tiến hành day ấn huyệt vị này trong vòng 3-4 phút.
Trên đây là cách massage bấm huyệt trị đầy hơi. Nếu tình trạng đầy hơi kéo dài không khỏi, bạn nên đến bệnh viện để được phát hiện bệnh nếu có và được điều trị nhanh chóng.